Tỷ lệ trẻ vị thành niên Hàn Quốc uống rượu và hút thuốc giảm đáng kể trong năm nay

22/11/2024 15:58Dịch sang:trangamy319@gmail.com
facebook twitter link Font big Font small print
Ảnh mang tính chất minh họa


Tỷ lệ hút thuốc và uống rượu trong học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông năm nay ở mức thấp nhất trong 20 năm qua. Tuy nhiên, người ta thấy rằng vẫn còn nhiều chỗ phải cải thiện thói quen ăn uống. 

Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc vào ngày 22, kết quả khảo sát hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên được thực hiện trên khoảng 60.000 học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông vào tháng 6 và tháng 7 năm nay cho thấy tỷ lệ hút thuốc và uống rượu đã giảm đáng kể.

Tỷ lệ thanh niên hút thuốc lá thường xuyên năm nay là 4.8% đối với nam sinh và 2.4% đối với nữ sinh, giảm lần lượt 0.8 điểm phần trăm và 0.3 điểm phần trăm so với năm trước. Tỷ lệ tiếp xúc gián tiếp với khói thuốc trong nhà cũng giảm so với năm trước. Tỷ lệ gián hút thuốc gián tiếp tại nhà giảm 2.7% điểm so với năm ngoái (20.7%), tỷ lệ hút thuốc gián tiếp ở nơi công cộng giảm 5,2% so với năm ngoái (47.6%).

Tỷ lệ uống rượu cũng giảm lần lượt là 1.2%p và 1.5%p so với năm trước xuống còn 11.8% đối với nam sinh và 7.5% đối với nữ sinh. Trong trường hợp 5 ly đối với nam và 3 ly đối với nữ được xếp vào nhóm đối tượng uống rượu nguy cơ cao, hạng mục này ở cả nam và nữ đều đang giảm. Ở nam sinh 'Tỷ lệ bị tổn hại gián tiếp do hành vi uống rượu của người khác gây ra' không có sự khác biệt đáng kể so với lần trước đó. Tuy nhiên, ở nữ sinh lại giảm đáng kể từ 61.6% năm 2021 xuống còn 54.2% năm nay. Vùng có tỷ lệ hút thuốc hiện nay cao nhất so với số học sinh khảo sát theo vùng là tỉnh Jeollabuk (5.2%), và vùng có tỷ lệ uống rượu cao nhất hiện nay là tỉnh Gangwon(13.5%).

Tuy nhiên, người ta nhận thấy rằng cần phải quản lý liên tục về hoạt động thể chất và thói quen ăn uống ở nhóm đối tượng trẻ vị thành niên, bởi vì những điều này có thể đóng vai trò là yếu tố tích cực cho sự phát triển của thanh thiếu niên. Mặc dù hoạt động thể chất đang có xu hướng tăng phục hồi so với thời dịch covid19, tuy nhiên việc hoạt động thể chất trên 60 phút/ngày và 5 ngày mỗi tuần ở cả nam và nữ đều thấp. Cụ thể, trong 4 nam sinh thì chỉ có 1 nam sinh, và trong số 10 nữ sinh thì chỉ có 1 nữ sinh thực hiện hoạt động thể chất với cường độ trên.

Năm nay, số thanh thiếu niên bỏ bữa sáng hơn 5 ngày/tuần (40.2% đối với nam, 44.7% đối với nữ) tăng so với năm trước. Tỷ lệ tiêu thụ đồ ăn nhanh cũng tăng hơn 2% so với năm trước.

Các chuyên gia tin rằng nếu tần suất ăn sáng thấp, mức độ béo phì hoặc tỷ lệ béo phì sẽ tăng lên và nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp khi trưởng thành cũng tăng lên. Trên thực tế, tỷ lệ béo phì tự báo cáo năm nay là 15.5% đối với nam sinh và 9.2% đối với nữ sinh, tăng 0.3% đến 0.6% điểm so với năm trước. Tỷ lệ người dân tự nhận mình thừa cân nhìn chung cũng tăng so với năm trước.

Đặc biệt, các chỉ số sức khỏe tâm thần của thanh niên xấu đi so với năm trước. Tỷ lệ học sinh nam và học sinh nữ bị trầm cảm năm nay lần lượt là 23.1% và 32.5%, tăng 1.7%p và 1.6%p so với năm trước. Tỷ lệ cảm nhận căng thẳng cũng tăng đáng kể từ 30.8% lên 35.2% đối với nam sinh và từ 44.2% lên 49.9% đối với nữ sinh.

Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh và Bộ Giáo dục có kế hoạch chuẩn bị các biện pháp bổ sung các lĩnh vực cần cải thiện, chẳng hạn như các chỉ số về chế độ ăn uống, đồng thời thúc đẩy các chính sách liên quan như kế hoạch cơ bản về nâng cao sức khỏe học sinh.

Han Chae Yoon