Chính phủ đã mở 'Cuộc thảo luận chính sách về phương án cải cách quản lý hạng mục không chi trả và bảo hiểm tổn thất' và công bố kế hoạch như trên. Uỷ ban đặc biệt cải cách y tế dự kiến sẽ phản ánh ý kiến thu thập được từ cuộc thảo luận, để chuẩn bị cho kế hoạch thực hiện cải cách y tế lần 2.
Trước hết, Chính phủ tăng cường mạnh quản lý đối với điều trị hạng mục không chi trả, một trong những nguyên nhân chính trong làm tăng chi phí điều trị. Chuyển đổi các hạng mục của không chi trả thành chi trả quản lý, và đưa vào hệ thống y tế, xúc tiến phương án áp dụng tỷ lệ bệnh nhân chịu lên đến 90~95%.
Nếu chuyển đổi thành chi trả quản lý, có thể quản lý thông qua việc thiết lập giá cả và tiêu chuẩn điều trị trong hệ thống hảo hiểm y yế. Qua đó, chi phí điều trị không chi trả vốn trước đó có các mức giá khác nhau tùy theo từng cơ quan y tế sẽ được thống nhất thành một giá. Để làm được điều này, sẽ chuẩn mã hóa tên gọi của 'không chi trả lựa chọn', mở rộng 'hệ thống báo cáo không chi trả' như mở rộng tổ chức mẫu khảo sát thực tế chi phí điều trị. Một mặt tiến hành tái đánh giá chi phí không chi trả, làm rõ mục đích và đối tượng sử dụng, mặt khác loại bỏ những mục thiếu sự an toàn và hiệu quả sau đánh giá.
Cùng với đó, Chính phủ cũng thúc đẩy việc 'Hạn chế chi phí chi trả điều trị song song' để ngăn chặn hành vi lợi dụng điều trị có chi trả để yêu cầu bảo hiểm tổn thất, khi điều trị không chi trả (làm đẹp, thẩm mỹ'. Ví dụ, trong trường hợp phẫu thuật thẩm mỹ mũi (không chi trả) kết hợp với phẫu thuật chỉnh sụn vách ngăn (được áp dụng chi phí chi trả) thì phẫu thuật chỉnh sụn vách ngăn sẽ được xử lý thành chi phí không chi trả. Tuy nhiên, để không phát sinh trường hợp bệnh nhân gặp bất lợi do 'hạn chế điều trị chi trả song song', đã quyết định tạo ra một tiêu chuẩn riêng cho phép công nhận thành chi phí chi trả khi cần nhu cầu y tế.
Thông qua thúc đẩy 'bảo hiệm tổn thất thế hệ thứ 5', Chính phủ đang tìm cách thu hẹp phạm vi bảo đảm bệnh không nghiêm trọng. Đối với người bệnh thường, mức tự chi trả điều trị y tế bằng mức mức bảo hiểm y tế được nhận. Hiện nay, tỷ lệ chi phí mà bảo hiểm y tế tự chi trả cho điều trị ngoại trú vào khoảng 30 - 60% tùy loại hình cơ sở y tế, nhưng nếu tỷ lệ chi phí mà bệnh nhân tự chi trả cho chi phí thực tế cũng được áp dụng ở mức tương tự (30 đến 60%), cuối cùng bệnh nhân sẽ phải trả 9 đến 6%, làm tăng thêm gánh nặng.
Ngược lại, chi phí y tế chi trả dành cho bệnh nhân mắc bệnh nặng chỉ áp dụng tỷ lệ bệnh nhân phải chịu tối thiểu (20%).
Chính phủ dự định sẽ cung cấp một số tiền thưởng nhất định cho người tham gia bảo hiểm tổn thất thế hệ 1~2, và khuyến khích đăng lý bảo hiểm tổn thất thế hệ thứ 5. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc về hệ thống quản lý chi phí không chi trả và hiệu quả của nó, dự kiến sẽ ra mắt vào sau tháng 6 năm 2026.
Lee Seo Yeon