Các ngân hàng tiết kiệm Hàn Quốc bán trái phiếu nợ xấu cho công ty chuyên về lưu động hóa

12/07/2023 10:13Dịch sang:NguyenThiTrang
facebook twitter link Font big Font small print

Cơ quan Tài chính tuyển chọn 5 công ty chuyên về lưu động hóa để mua các khoản nợ xấu (NLP) của các ngân hàng tiết kiệm.

Theo Cơ quan Tài chính vào ngày 12, hôm qua Hội Uỷ ban tài chính đã cùng với 10 ngân hàng tiết kiệm như ngân hàng Welcome, SBI, OK mở 'cuộc họp để thúc đẩy việc bán trái phiếu nợ xấu quá hạn cá nhân' tại Hội trung ương ngân hàng tiết kiệm.


5 công ty chuyên về lưu động hóa thu mua NPL của ngân hàng tiết kiệm được tuyển chọn là Tài chính WOORI F&I , HANA F&I, DAISHIN F&I, KIWOOM F&I, UAMCO.


Được biết, cuộc họp có sự tham gia của 4 công ty ngoại trừ UAMCO, thảo luận về các vấn đề liên quan như giá thu mua NPL và cách thức lưu động hóa tài sản.


Ngân hàng tiết kiệm chỉ có thể bán NPL cho Tập đoàn Quản lý Tài sản Hàn Quốc từ tháng 6 năm 2020, tuy nhiên vào tháng 5 Uỷ ban Tài chính đã mở rộng lưu thông để có thể bán trái phiếu quá hạn không thế chấp cá nhân cho các công ty chuyên về lưu động hóa.


Theo giới ngân hàng tiết kiệm, nếu bán NPL cho Tập đoàn Quản lý Tài sản Hàn Quốc, thì phải hạ giá xuống 30~50%. Vì chỉ có một nơi thu mua là Tập đoàn quản lý tài sản Hàn Quốc, nên cạnh tranh giá cả rất khốc liệt.


Do đó, các ngân hàng tiết kiệm đã thụ động trong việc bán NPL và các chỉ số về tính lành mạng cũng trở nên tồi tệ. Theo tiêu chuẩn cuối tháng 3 vừa qua, tỉ lệ nợ quá hạn của 79 ngân hàng tiết kiệm toàn quốc là 5.07% tăng 1.6% điểm so với quý trước.


Sau khi chỉ số lành mạnh của tỉ lệ quá hạn và tỉ lệ NPL trở nên xấu đi, các ngân hàng tiết kiệm đã kiến nghi lên Cơ quan tài chính đồng ý bán cho các công ty chuyên về lưu động hóa NPL dân sự bao gồm cả các doanh nghiệp cho vay.


Được biết, Uỷ ban Tài chính đã lựa chọn chủ yếu các công ty chuyên về lưu dộng hóa thuộc các công ty tài chính ưu tiên danh tiếng, để không thu nợ bừa bãi.


Kim Ah Ryeon