![]() |
Cục Quản lý Dịch bệnh/ Park Sung-il |
Theo Cục Quản lý Dịch bệnh, cho đến nay chưa từng xác nhận bệnh nhân dịch hạch hoặc loài gặm nhấm bị nhiễm khuẩn dịch hạch ở Hàn Quốc. Khu tự trị Nội Mông của Trung Quốc và Mông Cổ-nơi có 5 bệnh nhân mắc dịch hạch được báo cáo gần đây, là khu vực bị bệnh phong rải rác, chưa có trường hợp lây nhiễm nào được báo cáo thêm ở cả hai quốc gia.
Tất cả các trường hợp xảy ra ở nước ngoài trong năm nay đều là bệnh dịch hạch bạch huyết, có khả năng lây lan và tỷ lệ tử vong tương đối thấp so với các bệnh dịch hạch khác. Có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh được thương mại hóa trong nước, và có tỷ lệ hồi phục cao khi được điều trị kịp thời (trong vòng 2 ngày) sau khi nhiễm bệnh.
Vì gần đây, du khách Trung Quốc và Mông Cổ đến Hàn Quốc ngày càng tăng lên, nên Cục Quản lý Dịch bệnh có kế hoạch bổ sung Mông Cổ vào danh sách quốc gia kiểm dịch dịch hạch để ngăn chặn nguồn bệnh du nhập vào trong nước. Đồng thời tiến hành tăng cường việc kiểm dịch như giám sát người có triệu chứng thông qua tài liệu về tình trạng sức khỏe hoặc Q-CODE khi nhập cảnh. Ngoài ra, Cục Quản lý Dịch bệnh cũng dự kiến sẽ vận hành hệ thống hợp tác chặt chẽ với các cơ quan y tế nước ngoài, và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để giám sát chặt chẽ trình trạng dịch hạch ở nước ngoài.
Giám đốc Cục Quản lý Dịch bệnh Ji Young-mi cho biết: " Để phòng ngừa nhiễm bệnh dịch hạch, người dân tránh tiếp xúc với động vật hoang dã (bao gồm thi thể) như chuột, bọ chét, voi ma mút. Trong vòng 7 ngày sau khi đi du lịch ở các khu vực xảy ra dịch hạch, nếu phát sinh các triệu chứng nghi ngờ dịch hạch như sốt cao, chán ăn, đau đầu, đau cơ, suy tim, nôn mửa và phù nề hạch bạch huyết kèm theo các cơn đau, cần ngay lập tức liên lạc ngay đến cơ quan y tế hoặc trung tâm call của Cục Quản lý Dịch bệnh".
Ji Hwan-hyuk