Viện kiểm sát có quyền nhận chuyển giao và điều tra lại vụ án từ ngày 1/8

31/07/2023 18:18Dịch sang:trangamy319@gmail.com
facebook twitter link Font big Font small print
Nguồn: Yonhap

Dự luật sửa đổi quy tắc điều tra với nội dung viện kiểm sát sẽ có quyền nhận chuyển giao và kết thúc vụ án trong trường hợp cảnh sát không thực hiện yêu cầu tái điều tra, sẽ được thông báo lập pháp vào ngày 1 tháng sau. Dự luật có nội dung về việc, phạm vi đảm nhận đối với điều tra bổ sung của viện kiểm sát sẽ được mở rộng.

Bộ tư pháp cho biết vào ngày 31 rằng, thông báo lập pháp dự luật sửa đổi "quy định liên quan đến quy tắc điều tra cơ bản và hợp tác qua lại giữa cơ quan cảnh sát tư pháp và viện kiểm sát" bắt đầu từ ngày 1 tháng sau đến ngày 11/9. 


Đối với mục đích sửa đổi quy tắc điều tra, Bộ tư pháp giải thích rằng: " Sau khi điều chỉnh quyền điều tra, cơ quan chịu trách nhiệm đối với vụ án đã trở nên mơ hồ, theo đó việc điều tra bị trì hoãn và trở nên lỏng lẻo" " khoảng trống trong việc bảo vệ người dân đã trở nên nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như quyền đăng ký phản đối của người tố cáo bị bãi bỏ do Luật tước hoàn toàn quyền điều tra của viện kiểm sát".


Tiếp đó, Bộ tư pháp còn nhấn mạnh " Chúng tôi đang xúc tiến giải quyết vấn đề quốc gia này, bằng việc trang bị hệ thống điều tra trách nhiệm của cảnh sát, viện kiểm sát, dựa trên phương hướng các cơ quan điều tra sẽ hợp tác với nhau và cùng nhau chịu trách nhiệm để có thể nhanh chóng điều tra", " việc sửa đổi quy tắc điều tra lần này là bài toán thúc đẩy mang tính trọng tâm".


Dự án sửa đổi có nội dung như sau, trong trường hợp cảnh sát không thực hiện các điều khoản mà viện kiểm sát yêu cầu, thì viện kiểm sát sẽ nhận vụ án và chịu trách nhiệm, đồng thời xử lý vụ án.


Cảnh sát có thể không chuyển giao vụ án cho viện kiểm sát nếu không có hiềm nghi phạm tội và tự kết thúc vụ án, tuy nhiên trong trường hợp quyết định không chuyển giao lúc này không phù hợp, và phạm pháp thì viện kiểm sát có thể yêu cầu tái điều tra. Tuy nhiên, số lần yêu cầu tái điều tra theo quy tắc điều tra trước đó, được giới hạn là 1 lần.


Ngoài ra, "quyền khiếu nại của người tố cáo" đã bị bãi bỏ do thi hành Luật tước hoàn toàn quyền điều tra của viện kiểm sát, khiến cho ý kiến phản đối quyết định của bên thứ 3 về việc giúp đỡ người khuyết tật nặng hoặc nạn nhân tội phạm tình dục không được đưa ra. Bộ tư pháp nhấn mạnh " Yêu cầu tái điều tra của viện kiểm sát và yêu cầu chuyển giao trên thực tế đã trở thành thủ tục cứu trợ duy nhất".


Hơn nữa, vì đã hủy bỏ "nguyên tắc chuyên trách của cảnh sát về việc điều tra bổ sung" có ở trong nguyên tắc điều tra trước đây, nên cảnh sát và viện kiểm sát sẽ phân chia một cách hiệu quả các vụ án điều tra bổ sung tùy theo đặc tính của từng vụ án. Tiêu chuẩn cơ bản của việc phân chia là mức độ điều tra cần thiết, thời gian tiến hành điều tra, biện pháp hợp tác và tôn trọng qua lại giữa viện kiểm sát và cảnh sát.


Ngoài những điều này, việc thiết lập thời gian điều tra của cảnh sát cũng được quy định tùy theo việc hủy bỏ chế độ trả lại đơn tố cáo, tố giác của cảnh sát, thiết lập thời hạn yêu cầu điều tra bổ sung của viện kiểm sát, yêu cầu tái điều tra, điều tra bổ sung...


Bộ trưởng Bộ tư pháp Han Dong Hoon cho biết rằng: " Nguyên tắc điều tra là nguyên tắc dân sinh" và "việc điiều tra các vụ án dân sinh kết nối trực tiếp với đời sống sinh hoạt của dân thường có nhanh hơn bây giờ hay không, có đảm bảo được cơ hội giải oan cho người dân dù chỉ 1 lần hay không, là điều mà chúng tôi đặc biệt cân nhắc đầu tiên".


Im Sang Huyk