"Từ tội phạm lừa đảo biến thành tội phạm bám đuôi"... tội phạm giao dịch trung gian ở Hàn Quốc đang phát triển

11/09/2023 13:27Dịch sang:trangamy319@gmail.com
facebook twitter link Font big Font small print
Hình ảnh minh họa

Vào tháng 8 năm ngoái, tại Hanam-si Gyeonggi-do, đã xảy ra vụ việc một người đàn ông A độ tuổi 30 sau khi phạm tội lừa đảo trung gian nhận tiền từ 2 người phụ nữ nhưng không giao hàng đã đe dọa (nạn nhân báo cảnh sát) và bám đuôi nạn nhân. Được biết, A đã gây ra sự đau khổ về tinh thần cho nạn nhân như 4 lần gọi đồ ăn đến nhà của nạn nhân, và 11 lần gọi điện thoại bằng số không hiển thị.

Tháng trước, bộ phim "Target" về tội phạm giao dịch đồ cũ bám đuôi đã được công chiếu và nhận được sự quan tâm cao của mọi người về các sự kiện tương tự trong phim.


Theo tin tức AsiaToday tổng hợp vào ngày 11, mỗi năm số tội phạm bám đuôi và lừa đảo liên tục xảy ra. Theo Sở cảnh sát, vào năm ngoái, số vụ trình báo tội phạm bám đuôi là 29.565 vụ, tăng khoảng 2 lần so với 2 năm trước (14.509 vụ). Tội phạm lửa đảo vào năm ngoái cũng tăng lên 30.000 vụ so với mọi năm (294.075 vụ).


Một nhân viên của nền tảng giao dịch trung gian đã nói: " Cùng với việc theo dõi và nắm bắt lối hoạt động đăng bài nghi ngờ có lừa đảo, gần đây chúng tôi đang khuyến cáo người sử dụng phương án sau khi bảo gửi đồ thông qua cửa hàng tiện lợi thì người mua sẽ trực tiếp đến lấy sau, để phòng tránh vấn đề bị bám đuôi".


Một nhân viên của nền tảng giao dịch khác cũng giải thích: " Chúng tôi đã phát hiện và ngăn chặn các tin nhắn không phù hợp như số điện thoại hoặc các kênh bên ngoài đã từng liên quan đến tội phạm".


Tuy nhiên, đối với những đồ vật có kích thước lớn, thì không tránh khỏi việc cho biết địa chỉ người giao dịch hoặc người thuê nhà. Ở trong phim "Target" đồ vật giao dịch là chiếc máy giặt mà một người không thể bê một mình được. Hơn nữa, theo cảnh sát, mặc dù việc thực hiện biện pháp an toàn bảo vệ người bị hại của cảnh sát đối với tội phạm theo dõi là 7091 vụ, tăng khoảng 5 lần so với năm trước, nhưng vì thiếu nhân lực cảnh sát chuyên đảm nhận nên có ý kiến cần đối sách bổ sung thêm.


Ủy viên Viện Nghiên cứu Cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Tư pháp Hình sự Hàn Quốc Seung Jae-Hyun giải thích rằng": " Chúng tôi có thể sẽ cân nhắc phương án áp dụng mã code mà chỉ công ty vận chuyển mới biết, cùng với mã vận đơn của địa chỉ nhà cá nhân giống như "điện thoại an tâm", tạo ra "địa chỉ an tâm" để đối tượng giao dịch không thể biết được địa chỉ".


Tiếp đó, người này còn nói thêm " việc quan trong nhất chính là bảo vệ người bị hại đã trình báo bị lừa đảo" " Để không cho tội phạm lừa đảo trở thành tội phạm bám đuôi, chúng tôi sẽ chuẩn bị luật bảo hộ liên quan khác, như phân tách người bị hại và kẻ tình nghi một khoảng cách cố định".


Kim Hyung-joon