![]() |
Ảnh: Phóng viên Park Sung-il |
Theo Cục An toàn Dược phẩm và Thực phẩm vào ngày 8, từ ngày 18 đến ngày 27 việc kiểm tra đã được thực hiện thông qua tìm kiếm tên các sản phẩm, tên thành phần, công dụng, hiệu năng trên các kênh bán hàng, SNS, cafe, blog.
Các nền tảng giao dịch online bị phát hiện lần lượt là kênh bán hàng với 107 vụ, cafe.blog với 102 vụ, SNS với 51 vụ, chợ giao dịch trung gian với 23 vụ, Open market với 1 vụ. Các sản phẩm bị phát hiện lần lượt là thuốc hạ nhiệt (thuốc cảm cúm tổng hợp) với 255 vụ, thuốc viêm mũi với 29 vụ.
Tất cả các loại thuốc bị phát hiện đều là thuốc nước ngoài chưa được cấp phép trong nước, được lưu thông trực tuyến bằng các hình thức mua hàng trực tuyến và dịch vụ mua hàng. Những sản phẩm này không được cung cấp thông tin tối thiểu hướng dẫn sử dụng, lưu ý khi sử dụng để bảo vệ sự an toàn của người tiêu dùng.
Cục An toàn Dược phẩm và Thực phẩm nhấn mạnh rằng, các loại thuốc nước ngoài được bán trên mạng không có nguồn gốc xuất xứ, lưu thông rõ ràng nên không thể kiểm tra được công dụng, tính an toàn hay thật giả của sản phẩm nên tuyệt đối không được mua vì tác dụng phụ phát sinh từ việc sử dụng quá liều không phải là đối tượng được đền bù thiệt hại.
Người phụ trách Cục An toàn Dược phẩm và Thực phẩm cho biết: " Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục kiểm tra các hoạt động buôn bán và giới thiệu bất hợp pháp của các loại thuốc vi phạm Luật định về y dược, nhằm ngăn chặn thiệt hại cho người tiêu dùng, đồng thời thiết lập trật tự phân phối thuốc lành mạnh".
Ji Hwan-hyuk