Hàn Quốc lo ngại vì vấn nạn 'cái chết cô độc'

29/01/2024 09:57Dịch sang:trangamy319@gmail.com
facebook twitter link Font big Font small print
/Yonhapnews

Theo phân tích cứ 10 gia đình hộ một người thì có đến 8 người nằm trong nhóm rủi ro 'chết cô độc', kết thúc mạng sống một mình. Những người thuộc nhóm rủi ro nhìn chung chủ yếu có các đặc điểm như nam giới ở độ tuổi 50, sống nhà wolse, làm việc tạm thời.

Theo báo cáo 'Nghiên cứu điều tra thực tế đề phòng chết cô độc năm 2022' do Viện Nghiên cứu Xã hội Y tế Hàn Quốc nhận được từ Bộ Y tế và Phúc lợi và công bố vào ngày 28 rằng. kết quả điều tra khảo sát đối với 9471 người thuộc gia đình một người thì tỷ lệ chết trong cô độc thuộc nhóm rủi ro trung bình-cao chiếm 22,4%, trong đó nhóm rủi ro cao chiếm 2,6%. Nhóm rủi ro thấp là 56.4%.


Viện Nghiên cứu Xã hội Y tế áp dụng 5 chỉ số như △Cảm giác thất bạt, mất mát tích lũy △Cuộc sống cô lập thường ngày △Cô lập mang tính xã hội  △Cuộc đời có tính di chuyển cao △Chăm sóc và hỗ trợ , sau đó chấm trên thang điểm 100 để phân mức độ nguy hiểm về cái chết cô độc.


Kết quả điều tra nhóm có mức rủi ro trung bình, cao cho thấy nam giới có tỷ lệ cao hơn nữ giới, cụ thể nam giới 60,9% nữ giới 39,1%. Xét theo độ tuổi, thì độ tuổi 50 chiếm 24,6%, độ tuổi 60 chiếm 23,4%, độ tuổi 40 chiếm 16,2%. Những người sống ở dạng wolse có tỷ lệ rủi ro cao hơn những người sống jeonse với tỷ lệ là 56,6%. Trường hợp sống một mình do ly hôn, ở giá chiếm 54.4%.


Xét về tình hình kinh tế, những người làm việc tạm thời và những người làm việc theo ngày là 50,7%. Thu nhập hộ gia đình một người dưới 2 triệu won chiếm 63,0%. Trường hợp sống một mình hơn 10 năm chiếm nhiều nhất với 45,5%. 


Đặc biệt, nhóm rủi ro trung bình-cao không thuộc đối tượng hưởng dịch vụ công cộng. Theo điều tra, 91,6% nam giới và 84,3% nữ giới không nhận được dịch vụ công cộng. Những người trên 70 tuổi nhận dịch vụ chăm sóc người già chỉ chiếm 12,8%.


Lee Joon-young