![]() |
Trụ sở Điều tra Quốc gia/ Phóng viên Jung Min-hoon |
Số tiền thiệt hại do lừa đảo tài chính qua điện thoại được thống kê vào tháng 11 năm ngoái ghi mức cao nhất trong tổng số tiền thống kê được trong vòng 1 năm gần đây. Trụ sở Điều tra Quốc gia giải thích rằng hậu quả của điều này có khả năng cao sẽ kéo dài đến dịp Tết.
Số tiền thiệt hại do lừa đảo tài chính qua điện thoại thống kê được từ tháng 1 đến tháng 12 năm ngoái là 447,2 tỷ won, số tiền thiệt hại tăng nhanh kể từ tháng 11. Số tiền thiệt hại trong tháng 10 năm ngoái ghi được mức thấp nhất trong năm là 27 tỷ won. Mặc dù có vẻ như chính sách phòng chống lừa đảo tài chính trực tuyến của các ban ngành, bao gồm cả Trụ sở Điều tra Quốc gia có hiệu quả, tuy nhiên số tiền thiệt hại trong tháng 11 và tháng 12 tăng nhanh và lần lượt ghi được là 48,3 tỷ won và 56,1 tỷ won.
Trụ sở Điều tra Quốc gia nhận thấy rằng, thiệt hại phát sinh là do gần đây các tổ chức tội phạm gửi tin nhắn giả danh giấy cáo phó, đơn vị vận chuyển, Công ty bảo hiểm sức khỏe quốc dân... với số lượng lớn, và một số ứng dụng độc hại được cài đặt một cách bừa bãi.
Đặc biệt, Trung tâm báo cáo và phản hồi tổng hợp lừa đảo tài chính điện tử viễn thông cũng xác nhận rằng tin nhắn lừa đảo giả danh tin nhắn cáo phó chiếm đến 70% các trường hợp lừa đảo.
Người phụ trách Trụ sở Điều tra Quốc gia đề nghị rằng: "Bởi vì cách thức sử dụng các ứng dụng độc hại là vô cùng vô tận, nên dù đó là tin nhắn do ai gửi cũng tuyệt đối không nên bấm vào địa chỉ internet có trong tin nhắn", "Hãy chia sẻ cách thức phòng chống lừa đảo tài chính cùng với gia đình, và phải chú ý để không phát sinh thiệt hại trong dịp lễ Tết".
Jung Min-hoon