[Hỗn loạn giới y tế] Số sinh viên trường y bảo lưu việc học đạt đến 6000 sinh viên, giáo dục ngành y bị tê liệt

14/03/2024 10:09Dịch sang:trangamy319@gmail.com
facebook twitter link Font big Font small print

/Yonhap

Cùng với việc các sinh viên y phản đối về chính sách tăng trường y của Chính phủ, thì đến cả các giáo sư cũng đang đưa ra cảnh báo trước về việc sẽ 'nghỉ việc tập thể' khiến cho sự trì trệ giáo dục ngành y kéo dài. Đặc biệt, các sinh viên y đã quyết định 'bảo lưu đồng loạt', hiện thống kê được số sinh viên đăng ký bảo lưu việc học trong vòng 1 ngày là 500 sinh viên. Do đó, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục Lee Joo Ho đã đến Trường Đại học Jeonbuk, kêu gọi hiệu trưởng cùng với các giáo sư thuyết phục học sinh để hệ thống trường học được vận hành một cách bình thường.

Theo Bộ Giáo dục vào ngày 13, kết quả điều tra đối với 40 trường đại học y trên cả nước trong ngày hôm trước cho thấy, số sinh viên 'đăng ký bảo lưu có hiệu lực' là 511 sinh viên thuộc 5 trường đại học. Có 4 sinh viên thuộc 2 trường đại học thu hồi giấy xin bảo lưu nghỉ học nộp trước đó. Trong thống kê ngày 11 thì số sinh viên đăng ký bảo lưu việc học chỉ có 6 sinh viên thuộc 6 trường đại học.


Cùng với đó, ghi nhận được có tổng 5952 trường hợp đăng ký bảo lưu việc học có hiệu lực. Tính theo tiêu chuẩn tháng 4 năm ngoái, đây là chỉ số chiếm 31,7% trong tổng số 18,793 sinh viên đang theo học trường y trên cả nước. Đăng ký bảo lưu có hiệu lực là giấy bảo lưu được nộp thông qua các quy trình theo quy định nhà trường như nhận được sự đồng ý của phụ huynh, chữ ký của trưởng ban khoa đang theo học. Vào ngày hôm qua, có 6 trường đã phát hiện ra tình trạng sinh viên từ chối các tiết học. Bộ Giáo dục chuyển lời rằng những trường đại học này đang nỗ lực để vận hành trường học một cách bình thường, chẳng hạn như tư vấn, giải thích cho sinh viên.


Số lượng nộp đơn xin bảo lưu trong một ngày đã tăng lên 500, điều này được lý giải là do trước đó Hiệp hội Sinh viên Trường Cao học Y khoa Hàn Quốc đã bày tỏ ý định "đồng loạt bảo lưu" và các giáo sư y tế cũng cho thấy ý định thôi việc tập thể.


Ngày 9, tại Đại hội đồng lâm thời, Hiệp hội Sinh viên Trường Cao học Y khoa Hàn Quốc đã nhất trí thông qua đề án "tất cả 40 đơn vị đều yêu cầu phía nhà trường sửa chữa hệ thống bảo lưu phù hợp với ngày đầu tiên được trường sửa đổi". Ngoài ra, 19 giáo sư tại các trường y trên toàn quốc bao gồm Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Yonsei, Đại học Kangwon và Đại học Ulsan đã thành lập một ủy ban khẩn cấp chung để đối phó với việc tăng số lượng trường y của chính phủ và cũng đang cân nhắc về việc có nên từ chức hay không cho đến ngày 15.


Cùng với hành động tập thể của các giáo sư và sinh viên trường y thì hệ thống giáo dục trường y đang trong trạng thái 'tê liệt'. Việc 'Đồng loạt học lại' của các sinh viên đang dần hiên thực hóa. Theo quy định của hầu hết trường y, thì nếu vắng mặt 1/3 hay 1/4 số buổi học sẽ bị điểm F, vì chỉ cần một môn có điểm F sẽ bị xử lý học lại.


Tiếp đó, một số trường đại học đang dưa ra chủ trương rằng phải đồng ý việc bảo lưu để ngăn chặn việc 'học lại tập thể' của sinh viên. Thực tế, Đại học y Đại học Hallym nơi bắt đầu xuất hiện việc bảo lưu tập thể đầu tiên mặc dù hiện đang có đủ các yếu tố 'học lại lớp', nhưng phía nhà trường vẫn đang xem xét các phương án cụ thể đa dạng.


Tuy nhiên, phía Bộ Giáo dục đưa ra quan điểm rằng dù có đủ yếu tố về mặt hình thức, thì 'không được đồng ý cho bảo lưu vì bảo lưu tập thể không được xem là lý do để bảo lưu'. Sau khi gửi công văn cho 40 trường đại học y trên toàn quốc vào ngày 11 với nội dung 'Thông báo rằng nếu trong trường hợp việc đồng ý bảo lưu việc học quy mô lớn được tạo thành, thì việc kiểm tra đối với quy trình và quá trình quyết định của trường đại học cũng sẽ được tiến hành', thì đã lại một lần nữa đưa ra lệnh 'cảnh báo'.


Đặc biệt, Phó thủ tướng Lee đã đến Trường Đại học Jeonbuk mở cuộc họp thương lượng cùng với những người có liên quan trong các trường đại học như hiệu trưởng, sau đó nhấn mạnh nhiều lần rằng 'Nghỉ học tập thể không được xem là lý do chính đáng cho việc bảo lưu', và yêu cầu nhanh chóng triển khai các lớp học.


Phó thủ tướng Lee kêu gọi: "Trong trường hợp việc vận hành trường học bị trì hoãn như bây giờ, thì những thiệt hại đó sẽ quay trở lại các sinh viên'. Ông cũng yêu cầu rằng "Mong rằng các trường đại học chịu trách nhiệm với tư cách là cơ quan giáo dục sẽ đào tạo và giáo dục sinh viên, để các sinh viên không bị thiệt hại bởi sự lựa chọn sai lầm của mình".


Mặt khác, vào ngày này các giáo sư của Đại học y Đại học Jeonbuk đã tổ chức hoạt động biểu tình phản đối việc tăng trường y trước lần đến thăm của Thủ tướng Lee.


Park Ji Suk