Trong 6 năm tới, Chính phủ dự định sẽ sử dụng khoảng 3 nghìn tỷ won để ứng phó với ô nhiễm nước thải Nhật Bản

26/10/2023 14:47Dịch sang:trangamy319@gmail.com
facebook twitter link Font big Font small print
/Yonhapnews

Bắt đầu từ năm nay, Chính phủ sẽ sử dụng khoảng 3 nghìn tỷ won để ứng phó với việc xả nước ô nhiễm của nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản.

Theo tài liệu mà Nghị sỹ Đảng Dân chủ đồng hành Jung Phil-mo đã ủy thác cho Văn phòng Chính sách Ngân sách Quốc hội và nhận được từ các bộ ngành, đã thống kê được từ năm nay đến năm 2028 số ngân sách sẽ sử dụng là 3,143,7 nghìn tỷ won.


Quy mô ngân sách theo từng bộ ngành là Bộ Hàng hải và Ngư nghiệp 3,112,8 nghìn tỷ won, Uỷ ban an toàn hạt nhân là 21,3 tỷ won, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm là 9,6 tỷ won. Ngân sách của Bộ Hàng hải và Ngư nghiệp có quy mô thực hiện lớn nhất, tăng từ 504,5 tỷ won trong năm nay lên 712,4 tỷ won vào năm tới, và hơn 450 tỷ won sẽ được đầu tư mỗi năm sau đó.


Xét chi tiết, trong vòng 6 năm tới, Chính phủ sẽ sử dụng khoảng 8,721 tỷ won cho dự án dự trữ, khoảng 7,254 tỷ won cho dự án quỹ tín dụng bảo tồn thủy sản, khoảng 5,75 tỷ won cho dự án hỗ trợ thu mua thủy hải sản. Tất cả các dự án này nhằm chuẩn bị cho thiệt hại của ngư dân và thiệt hại của ngành thủy sản do việc xả nguồn nước ô nhiễm của nhà máy điện hạt nhân.


Ngoài ra, sẽ sử dụng 462,4 tỷ won vào việc thúc đẩy tiêu thụ thủy sản và hỗ trợ giảm giá thủy hải sản. Tiếp đó, Chính phủ cũng sẽ sử dụng ngân sách để điều tra phóng xạ bãi tắm, kiểm tra chất lượng nước biển, điều tra ô nhiễm lực phóng xạ nước, chẳng hạn như đầu tư vào việc xây dựng và vận hành hệ thống giám sát chất phóng xạ hàng hải (57,8 tỷ won), phát triển công nghệ dự đoán nhanh chóng đề phòng sự cố biển bị nhiễm chất phóng xạ (20,4 tỷ won)


Điện lực Tokyo có kế hoạch hoàn thành việc hủy bỏ lò phản ứng Fukushima vào năm 2051, nhưng một số chuyên gia lo ngại về khả năng có thể thời gian sẽ chậm hơn dự kiến.


Nghị sỹ Jung nhấn mạnh: " Chúng ta nên ước tính quy mô thiệt hại gián tiếp và trực tiếp và tích cực yêu cầu quyền lên kế hoạch từ Chính phủ Nhật Bản, nơi thúc đẩy việc xả nguồn nước ô nhiễm một cách vô trách nhiệm mặc dù biết sẽ gây ra thiệt hại cho các nước láng giềng ".


Lee Ji-hoon