![]() |
Ảnh: Cục Phòng cháy và Cứu hỏa |
Theo Cục Phòng cháy và Cứu hỏa vào ngày 6, từ năm 2020 đến năm nay số vụ hỏa hoạn xảy ra ở các cơ sở kinh doanh là 1948 vụ, có 10 người tử vong và 172 người bị thương. Tỷ lệ thiệt hại về người so với số vụ hỏa hoạn là 9.3%, gấp 1.5 lần so với các tòa nhà thông thường khác (6.2%).
Theo đó, đây được xem như là một biện pháp tổng hợp để giảm tối thiểu các thiệt hại cũng như phòng tránh hỏa hoạn có thể phát sinh tại các cơ sở kinh doanh và các cửa hàng không chủ.
Nhằm nâng cao tính hiệu của của đánh giá mức độ rủi ro hỏa hoạn đối với các cơ sở kinh doanh giải trí, Cục Phòng cháy và Cứu hỏa đã cải thiện tiêu chuẩn đánh giá. Ngoài ra còn thay đổi hạng mục an toàn hỏa hoạn sau khi kiểm tra các điều kiện như độ tuổi, diện tích, tần suất sử dụng của các cơ sở kinh doanh hiện nay, thành hạng mục an toàn hỏa hoạn (cấp độ từ A~E) sau khi phản ánh tổng hợp các yếu tố cụ thể như lượng vật liệu dễ cháy, hiệu suất của các thiết bị chữa cháy, độ khó sơ tán. Nhằm tăng cường tính chuyên môn của giáo dục an toàn phòng cháy chữa cháy dành cho các đối tượng là chủ các cơ sở kinh doanh giải trí, phương án ủy thác cho cơ quan chuyên giáo dục liên quan cũng đang được cân nhắc, xem xét.
Để giải quyết điểm mù an toàn tại các cửa hàng không chủ như phòng giặt đồ, study cafe...Cục Phòng cháy và Cứu hỏa đang xây dựng và vận hành 'Hội đồng quản lý an toàn tự động cửa hàng không chủ', phân phát bản hướng dẫn liên quan và lên kế hoạch khuyến khích để các chủ kinh doanh tự giác cùng tham gia vào việc phòng tránh hỏa hoạn. Cùng với điều này, để phòng tránh sự cố rơi ngã vào lối thoát hiểm khẩn cấp, sẽ tiến hành điều tra toàn bộ các loại thoát hiểm, tùy theo kết quả điều tra để khuyến khích các chủ cơ sở cải thiện cấu tạo cũng như lắp đặt các thiết bị an toàn.
Hiện 'giáo dục cách sử dụng thiết bị sơ tán' đã được bổ sung là nội dung bắt buộc cho giáo dục an toàn phòng cháy chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh đang hoạt động.
Kim Nam Hyung