Đảng cầm quyền chỉ trích về quyết định của Tòa án Hiến pháp trong vụ bổ nhiệm ứng cử viên Ma Eun Hyuk

28/02/2025 10:05Dịch sang:trangamy319@gmail.com
facebook twitter link Font big Font small print

/ Yonhapnews

Đối với việc Tòa án Hiến pháp kết luận việc Phó thủ tướng tạm quyền tổng thống kiêm Bộ trưởng Bộ Hoạch vụ và Tài chính Choi Sang Mok không bổ nhiệm ứng cử viên Ma Eun Hyuk làm thẩm phán Tòa án Hiến pháp là vi hiến, Đảng Sức mạnh Nhân dân lấy làm tiếc với quyết định trên "Có vẻ như Tòa án Hiến pháp đang dung túng cho chế độ độc tài nghị viện của đảng đa số".

Nghị sỹ Quốc hội Kweon Seong Dong nói rằng "So với ứng cử viên Ma, thì hãy bắt đầu bổ nhiệm từ vị trí bộ trưởnG Bộ Quốc phòng và bộ trưởng Bộ Hành chính và An toàn, là hai vị trí đang rất cấp thiết", "Không thể đưa ra quyết định bổ nhiệm ứng cử viên Ma cho đến khi đạt được thỏa thuận giữa đảng cầm quyền và đảng đối lập. Phó thủ tướng Han Deok Su sẽ sớm quay trở lại". 


Người đứng đầu ủy ban ứng phó khẩn cấp Kwon Young Se giải thích "Thực sự lấy làm tiếc đối với phán quyết như vậy của Tòa án Hiến pháp", "Tôi chắc chắn rằng nên bác bỏ nó bởi vì đó là quyền hạn của Quốc hội chứ không phải chỉ của chủ tịch Quốc hội".


Tiếp đó còn nhấn mạnh "Thông lệ lâu đời của Quốc hội là đề xuất ứng cử viên thẩm phán Tòa án Hiến pháp dựa trên sự thảo thuận giữa hai đảng, tuy nhiên trong phần hồ sơ đề cử, ứng cử viên Ma lại chỉ có trong danh sách của Đảng Dân chủ Đồng hành".


Nghị sĩ Yoon Sang Hyuk cũng bày tỏ ý kiến trên nền tảng xã hội rằng "Quyết định trích dẫn của Tòa án Hiến pháp chỉ xác nhân việc quyền hạn của Quốc hội bị xâm phạm, chứ không cưỡng ép phải bổ nhiệm ứng cử viên Ma", "Tạm quyền tổng thống Choi Sang Mok không cần phải bận tâm. Tuyệt đối không thể bổ nhiệm ứng cử viên Ma. Đây là việc làm nhằm bảo vệ hiến pháp".


Ngoài ra, nữ Nghị sỹ Na Kyung Won đã mở một cuộc họp pháp và thể hiện quan điểm "Đây là một quyết định mà Tòa án Hiến pháp không hiểu đúng về thông tục lâu đời về đề cử thẩm phán Tòa án Hiến pháp của Quốc hội", "Làm ngơ hoàn toàn trước ý kiến của đảng thiểu số, và được tiến hành một cách đàn áp dựa trên ưu thế của số đông, này sao được gọi là dân chủ nghị viện".


Tiếp đó, bà cũng phê phán rằng "Thông tục 'Đề xuất người dựa trên thỏa thuận hai đảng' được giữ gìn hàng chục năm qua là trang bị an toàn tối thiểu vì tính trung lập về mặt chính trị của Tòa án Hiến pháp", "Quyết định của Tòa án Hiến pháp không khác gì việc trao hiệu lực tuyệt đối cho cuộc bỏ phiếu đơn phương của Đảng Dân chủ mà không có sự đồng thuận giữa đảng cầm quyền và đảng đối lập tại Quốc hội, và bản thân 'chế độ độc tài nghị viện'". 


Trong khi đó, Đảng Dân chủ Hàn Quốc đã gây sức ép với Quyền Tổng thống Choi để bổ nhiệm ứng cử viên Ma. Park Chan Dae, người đứng đầu nhóm, phát biểu tại cuộc họp toàn thể của các nhà lập pháp, "Tạm quyền Choi phải chịu trách nhiệm vì đã bỏ bê nhiệm vụ của mình theo Hiến pháp và lẽ thường tình", "Phán quyết của Tòa án Hiến pháp chỉ đang khẳng định lại lẽ thường tình và các nguyên tắc".


Park Young Hoon