11% số lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp, Cơ quan Thanh tra yêu cầu các bộ ngành liên quan chuẩn bị đối sách

16/07/2024 16:20Dịch sang:trangamy319@gmail.com
facebook twitter link Font big Font small print

Toàn cảnh Cơ quan Thanh tra ở Samcheong, Jongno, Seoul./ Cheon Hyun Bin

Kết quả thanh tra về quản lý yếu kém chế độ sử dụng người lao động nước ngoài của Chính phủ mà không có tiêu chuẩn hay căn cứ cụ thể đã được công bố vào ngày 16.

Ngày 16, Cơ quan Thanh tra đã công khai bản báo cáo thanh tra 'Hiện trạng quản lý cư trú và sử dụng nhân lực người nước ngoài', thông báo đến Bộ Tư pháp, Bộ Lao động Việc làm, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp về việc chuẩn bị các phương án cải thiện.


Từ năm 2014, Bộ Tuyển dụng và Lao động đã vận hành hệ thống cho phép tuyển dụng để có thể đưa người lao động nước ngoài làm việc tại các ngành nghề như ngành chế tạo tối đa 3 năm, tuy nhiên kết quả thanh tra điều tra được rằng khi tính toán quy mô áp dụng hệ thống cho phép tuyển dụng, Bộ Lao động Việc làm đã điều chỉnh tài liệu ban đầu mà không có căn cứ khách quan, trình bày về giá trị triển vọng một cách tùy tiện.


Liên quan đến điều này, Cơ quan Thanh tra cho biết "Dù mỗi năm đều thu thâp và tham khảo ý kiến các bộ ngành có liên quan về quy mô sử dụng, nhưng Bộ Lao động Việc làm lại không phản ánh điều này". Tiếp đó, Cơ quan Thanh tra cũng nói thêm "Kết quả, quy mô mà Bộ Lao động Việc làm sử dụng nhân lực nước ngoài từ năm 2016~2022 giảm 20.000~100.000 người/năm nhu cầu ngành công nghiệp".


Cùng với đó, Cơ quan Thanh tra cũng chỉ ra rằng Bộ Tư pháp cần đưa ra kế hoạch mở rộng cho phép thị thực F4 có thể làm việc trong các ngành nghề như ngành xây dựng, ngành dịch vụ. Cơ quan Thanh tra giải thích chi tiết rằng dù vậy cho đến hiện nay, Bộ Tư pháp vẫn chưa thành lập các đối sách liên quan.


Bộ Tư pháp đang vận hành hệ thống thị thực H2 (dành cho lao động ngoại quốc có tay nghề, trình độ nghề nghiệp qua Hàn Quốc), và hệ thống thị thực F4 (visa lưu trú lâu dài cho người có nguồn gốc mang huyết thông người Hàn nhưng quốc tịch nước ngoài). Từ năm 2008 trở đi, Bộ Tư pháp đã hạ thấp ngưỡng điều kiện chuyển đổi từ thị thực H2 lên thị thực F4. Do đó, tuy số lượng người cư trú với tư cách thị thực F4 tăng lên,nhưng số lượng người cư trú với tư cách thị thực H2 lại giảm liên tục.


Từ năm 2017 đến nay, Bộ Tư pháp đã vận hành hệ thống người lao động thời vụ nước ngoài để cung cấp nhân lực ngắn hạn cho các vùng nông nghiệp tập trung nhu cầu nhân lực nông nghiệp cao. Dự kiến trong tương lai vấn đề thiếu nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ trở nên trầm trọng, nhưng các chính quyền địa phương lại đăng ký người lao động thời vụ thiếu so với nhu cầu nhân lực, dẫn đến hiệu quả sử dụng hệ thống thấp.


Cơ quan Thanh tra cho biết "Điều này được chỉ ra là nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) với các chính quyền địa phương nước ngoài cần thiết trong việc cung cấp nhân lực quy mô lớn, khiến hạn chế đối tượng tham gia (chính quyền địa phương) trong lĩnh vực Bộ Nông lâm ngư nghiệp về dự án người lao động thời vụ


Đặc biệt, Cơ quan Thanh tra còn chỉ ra rằng Bộ Tư pháp đã không chuẩn bị được các đối sách liên quan trong việc mở rộng nhân lực sử dụng lao động thời vụ một cách đúng đắn, bằng cách chuẩn bị hệ thống hỗ trợ đối với từng chính quyền xã địa phương-những nơi chưa biết sử dụng đúng cách ký kết MOU.


Ngoài ra, Cơ quan Thanh tra cũng cho biết rằng, trong số những người cư trú lao động có chuyên môn, có khoảng 11% là vi phạm Luật quản lý xuất nhập cảnh và đang cư trú bất hợp pháp. Hơn nữa, người lao động nước ngoài đang cư trú bất hợp pháp bằng việc lạm dụng chế độ miễn thị thực đang tăng lên, nên Cơ quan Thanh tra đã thông báo cho Bộ Tư pháp về việc chuẩn bị phương án cải thiện tình hình trên.


Cheon Hyun Bin